logo DEPROS LAW FIRM

Việt Nam phát triển chính phủ số vào năm 2025

2021-07-16 09:41:01

Toàn bộ tài nguyên và bộ máy chính trị của Việt Nam sẽ được huy động để phát triển chính phủ điện tử vào năm 2021 và sau đó là hình thành chính phủ điện tử vào năm 2025

Nội dung trên được quy định tại Quyết định số 924/QĐ-TTg ngày 15 tháng 6 của Thủ Tướng chính phủ quy định về chiến lược phát triển chính phủ điện tử hướng tới chính phủ số giai đoạn 2021-25, tầm nhìn đến năm 2030

Các đại diện tham dự buổi lễ triển khay Hệ thống Tin báo Quốc gia và Trung tâm Vận Hành Quốc gia vào ngày 19 tháng 08 năm 2020__Ảnh: VNA

Theo đó, chiến lược chính phủ số quốc gia đầu tiên của Việt Nam đặt ra 05 nhóm mục tiêu để đạt được trước năm 2025, bao gồm cung cấp dịch vụ chất lượng cao, huy động người dân tham gia, tối ưu hóa hoạt động của cơ quan Nhà nước, giải quyết hiệu quả các vấn đề chiến lược trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, và đột phá về thăng hạng trong xếp hạng quốc gia.

Cụ thể đến năm 2025, mục tiêu đặt ra là Việt Nam thuộc top 50 quốc gia đứng đầu về chính phủ số, thực hiện thủ tục số và dữ liệu mở, theo bảng xếp hạng của UN, và đến năm 2030 chúng ta sẽ thuộc top 30.

Theo chiến lược này, với sự hình thành và phát triển của chính phủ điện tử và sau cùng là chính phủ số, người dân và doanh nghiệp sẽ tiếp cận các dịch vụ công một cách đơn giản và thuận tiện hơn, không cần phải trực tiếp làm việc và nộp hồ sơ cho cơ quan Nhà nước.

Mỗi người dân có danh tính số kèm theo QR code, tiến tới đều có điện thoại thông minh. Mỗi hộ gia đình có địa chỉ số, có khả năng truy cập Internet cáp quang băng rộng.

Mọi người dân sẽ có một hồ sơ sức khỏe cá nhân số và tất cả các cơ sở y tế cấp xã sẽ quản lý được hoạt động của mình trên môi trường số và từ đó cung cấp các dịch vụ khám, chữa bệnh tiếp cận theo nhu cầu thực tế của người bệnh..

Các bệnh viện công và trung tâm y tế có thể sử dụng hồ sơ y tế điện tử, nhận thanh toán chi phí y tế không dùng tiền mặt và kê đơn điện tử.

Học sinh sẽ có học bạ số, trong khi trường học sẽ có thể tổ chức các lớp học trực tuyến, nhận thanh toán không dùng tiền mặt và cung cấp học liệu số.
 
Đồng thời, các cơ quan Nhà nước sẽ thiết kế lại mô hình tổ chức, phương thức hoạt động dựa trên dữ liệu và công nghệ số nhằm tạo môi trường, công cụ làm việc tốt hơn để cán bộ, công chức thực hiện công việc tốt hơn, phối hợp với nhau hiệu quả hơn, đưa ra các quyết định kịp thời hơn, xây dựng các chính sách tốt hơn và sử dụng các nguồn lực một cách tối ưu hơn.

Để thực hiện các mục tiêu này, Chính phủ đặt ra một số nhiệm vụ chính, bao gồm cải thiện khuôn khổ pháp lý toàn diện, phát triển cơ sở hạ tầng và nền tảng kỹ thuật số, hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia, áp dụng các dịch vụ và ứng dụng mới, đồng thời thực hiện các biện pháp đảm bảo an ninh mạng quốc gia..

Trước mắt, ưu tiên hàng đầu là cơ sở dữ liệu quốc gia về các dịch vụ cơ bản, thiết yếu cho người dân, doanh nghiệp và cơ quan Nhà nước, đặc biệt là cơ sở dữ liệu về đất đai, công dân và doanh nghiệp..

Đồng thời hướng đến mục tiêu xây dựng Cổng dịch vụ công quốc gia, trở thành địa chỉ duy nhất để người dân và doanh nghiệp tiếp cận với tất cả các dịch vụ công trực tuyến do các bộ, ngành và địa phương cung cấp.

Nguồn: Vietnamlawmagazine

Cùng chuyên mục

02466566555