I. NHỮNG ĐIỂM MỚI CƠ BẢN
1. Về hợp đồng lao động
1.1. Bổ sung quy định để mở rộng phạm vi điều chỉnh của bộ luật đối với các quan hệ lao động diễn ra trên thực tế nhằm hạn chế tình trạng “lách” các quy định của luật, dùng các hợp đồng như: hợp đồng cộng tác viên, hợp đồng khoán việc, hợp đồng chuyên gia, hợp đồng thực hiện công việc v.v... để né tránh trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ của NSDLĐ trong vấn đề liên quan như tiền lương, bảo hiểm xã hội cho NLĐ,... Theo quy định tại Khoản 1 Điều 13 BLLĐ 2019, mọi hợp đồng bất kể tên gọi là gì, nếu có đủ 3 dấu hiệu: (1) Làm việc trên cơ sở thỏa thuận; (2) Có trả tiền lương, tiền công; (3) Có sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.
1.2. Sửa đổi về loại hợp đồng lao động, sẽ không còn Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định.
1.3. Bổ sung quy định không áp dụng thử việc đối với hợp đồng lao động dưới 01 tháng.
1.4. Bổ sung quy định về việc NLĐ có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ không cần lý do và những trường hợp được quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ mà không cần báo trước.
1.5. Bổ sung 02 trường hợp NSDLĐ có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng không cần báo trước.
2. Về lương, thưởng
2.1. Bổ sung trường hợp NSDLĐ không được ép NLĐ dùng lương mua hàng hóa, dịch vụ của mình/đơn vị khác
2.2. Bổ sung việc NSDLĐ phải thông báo bảng kê trả lương cho NLĐ vào mỗi lần trả lương và việc ghi rõ các nội dung trong bảng kê trả lương.
2.3. Sửa đổi quy định về việc NSDLĐ phải chịu chi phí mở tài khoản cho NLĐ nếu trả lương qua ngân hàng.
2.4. Sửa đổi quy định về tiền lương ngừng việc khi NLĐ phải ngừng việc vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của NSDLĐ hoặc do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế.
2.5. Bổ sung thêm nhiều trường hợp NLĐ được nghỉ việc riêng và hưởng nguyên lương; thêm 01 ngày nghỉ vào dịp Quốc khánh 2/9 và hưởng nguyên lương.
2.6. Sửa đổi quy định về việc lao động nữ làm công việc nặng nhọc khi mang thai có thể được giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày và hưởng nguyên lương.
3. Về thời giờ làm việc, nghỉ nghơi, nghỉ hưu
3.1. Bổ sung quy định chi tiết việc NSDLĐ phải thông báo cho NLĐ biết về thời giờ làm việc.
3.2. Sửa đổi quy định về thời gian làm thêm giờ không quá 40 giờ/tháng.
3.3. Bổ sung nhiều trường hợp NSDLĐ được sử dụng NLĐ làm thêm không quá 300 giờ trong 01 năm.
3.4. Sửa đổi, bổ sung quy định về số giờ làm thêm trong trường hợp đặc biệt.
3.5. Sửa đổi quy định về việc NLĐ có thể từ chối làm thêm giờ trong trường hợp đặc biệt.
3.6. Sửa đổi quy định về việc lao động nữ làm công việc nặng nhọc khi mang thai có thể được giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày.
3.7. Sửa đổi quy định việc NSDLĐ có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm của NLĐ.
3.8. Sửa đổi quy định về tuổi nghỉ hưu của người lao động.
4. Về kỷ luật lao động
4.1. Bổ sung quy định về việc NSDLĐ phải ban hành nội quy lao động và một số nội dung bắt buộc phải có trong nội quy lao động.
4.2. Bổ sung thêm trường hợp NSDLĐ được sa thải NLĐ.
4.3. Sửa đổi, bổ sung quy định về các hành vi bị nghiêm cấm khi xử lý kỷ luật lao động
4.4. Sửa đổi quy định về trách nhiệm vật chất khi NLĐ làm thất thoát tài sản của NSDLĐ
II. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ
Như vậy, về cơ bản Bộ luật lao động mới đã có nhiều quy định chặt chẽ, ràng buộc trách nhiệm của người sử dụng lao động hơn so với Bộ luật lao động cũ; bên cạnh đó, quyền lợi, vị thế của người lao động đã được củng cố và nâng cao hơn rất nhiều trong quan hệ lao động. Điều này có thể tạo ra các vướng mắc và/hoặc rủi ro pháp lý cho người sử dụng lao động trong tương lai nếu không xây dựng, củng cố được nền tảng pháp lý vững chắc đảm bảo cho quá trình hoạt động của Qúy Công ty.
Do đó, người sử dụng lao động cần phải nghiên cứu, xem xét kỹ lưỡng và cập nhật các điểm mới có liên quan để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình trên cơ sở tuân thủ quy định của pháp luật lao động hiện hành. Theo đó, cần tiến hành rà soát lại, sửa đổi, bổ sung (nếu cần thiết) hồ sơ pháp lý lao động của Quý Công ty, bao gồm nhưng không giới hạn các loại văn bản như: nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể, quy chế tiền lương, hợp đồng lao động, hợp đồng thử việc, hợp đồng cộng tác viên, hợp đồng chuyên gia, hợp đồng khoán việc, hợp đồng đào tạo, hợp đồng thực hiện công việc,...